cfv the gioi suc khoe
Trang chủ Toàn bộ sản phẩm Phòng chống đột quỵ Cẩm nang sức khoẻ Liên hệ
Danh mục sản phẩm
Thống kê
» Đang online: 2
» Tổng lượt xem: 1.771.090

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÃO THÍNH

1. Vì sao có nhiều người lớn tuổi nghe kém?
Mười phần trăm dân Mỹ, nghĩa là gần 30 triệu người bị giảm thính lực, nói nôm na, là lãng tai hay nghễnh ngãng. Trong số này, thì phân nửa là những người trên 65 tuổi. Lãng tai là chứng thông thường nhất của tuổi già: cứ ba người trên 65 tuổi, thì một người bị lãng tai, nếu kể tuổi trên 75, thì tỉ số là một nửa. (Tuổi Già Lãng Tai-Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D., Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sàigòn)
Theo điều tra bước đầu tại 3 tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Ninh, mức suy giảm thính giác cần phải có máy trợ thính ở người có độ tuổi từ 60 tới 74 là 36,61% (đối với nam) và 27,38% (đối với nữ). Độ tuổi từ 75 tuổi trở lên, tỷ lệ này tăng lên đáng kể: Nam là 65,08% và nữ là 57,60%. (Kết nối cộng đồng cho người lão thính –Sức khỏe –đời sống)
Khi lớn tuổi các cơ quan trong cơ thể đều bị lão hóa, và hệ thống thính giác cũng không ngọai lệ.


  
2.  Lão thính là gì?
Khi tuổi trên 50, da ống tai ngoài dần bị teo, mất nước, ứ đọng dáy tai tạo thành nút dáy, trong khi đó màng nhĩ dày đục, mất bóng, xuất hiện các mảng xơ nhĩ, chuỗi xương con nằm trong tai giữa bị xốp, có hiện tượng canxi hoá các khớp xương làm cho việc dẫn truyền âm thanh bị giảm. Quá trình lão hoá làm tổn thương các tế bào nghe tại tai trong ngày càng nặng lên theo tuổi. Dây thần kinh thính giác và các mạch máu nuôi dưỡng cũng bị thoái hoá kết hợp với sự đặc dần của các ống xương mà nó đi qua làm cho chúng bị kẹp lại, hậu quả là quá trình lão hoá ngày một nhanh chóng. (Nghễnh ngãng có đáng sợ?- Sức khỏe –đời sống) Vì thế càng lớn tuổi mức độ nghe kém ngày càng tăng. Điếc do tuổi già được gọi là điếc già hay lão thính.
 
3.  Lão thính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi như thế nào?
Suy giảm thính lực ở người cao tuổi ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nhiều cụ muốn xem chương trình thời sự ưa thích nhưng lại phải bật tiếng thật to đến hàng xóm cũng khó chịu chứ chưa nói đến người nhà nên ảnh hưởng lớn đến tâm sinh lý của các cụ. Các cụ cảm thấy bị cô lập, ai nói cũng không nghe thấy, nói to mọi người đều khó chịu, từ đó dẫn đến ngại tiếp xúc hay nói cách khác, chủ động cô lập mình vào cuộc sống câm lặng. Nghe không rõ và ngại tiếp xúc làm cho vấn đề tiếp nhận thông tin bị hạn chế từ đó bệnh mau quên phát triển ngày càng nhanh.
 
4.  Làm sao phát hiện bị lão thính?
Hiện tượng giảm thính lực thường xảy ra rất chậm, không đi kèm theo triệu chứng như các bệnh khác. Nếu tai gặp phải những vấn đề sau đây, nên đi kiểm tra thính giác: có thể nghe ở những nơi yên tĩnh hoặc chỉ có hai người, nhưng gặp phải trường hợp khó nghe ở nơi đông người; hoàn toàn không nghe được gì, hoặc chỉ nghe loáng thoáng từng câu, từng chữ đứt quãng trong trường hợp ở những nơi như sân khấu, nhà hát, chỗ họp đông người; khó khăn khi nghe âm thanh phát ra từ ti vi hoặc điện thoại trong khi đối với những người khác lại là quá to; khó khăn để hiểu những đối thoại của gia đình và bạn bè mỗi khi họp mặt; thường xuyên yêu cầu người khác lặp đi lặp lại câu nói họ vừa nói, luôn phải ghé đầu về phía người nói để lắng nghe; không thể nghe rõ ràng phát âm hoặc những lời nói cuối câu của người đối diện. (Kết nối cộng đồng cho người lão thính; Sức khỏe –đời sống). Khi có những hiện tượng trên nên đi kiểm tra thính lực sớm.
 
5.  Phương pháp nào có thể cải thiện sức nghe của người cao tuổi
Đối với người cao tuổi bị lão thính, máy nghe là biện pháp tốt nhất để cải thiện sức nghe. Mỗi năm ở Mỹ bán ra chừng hai triệu cái máy trợ thính, trong số đó chừng 80 phần trăm là cho người trên 65 tuổi. Máy có nhiều loại, để dùng tùy trường hợp và sở thích, kể cả vấn đề thẩm mỹ. Nếu bị giảm thính lực cả hai bên (phần lớn các người già bị cả hai bên), thì nên đeo hai máy. Khuếch đại âm thanh từ hai bên tai về não, làm cho sự cảm nhận được hoàn hảo hơn (Tuổi Già Lãng Tai-Vũ Qúi Đài, M.D., Ph.D., Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sàigòn)
 
6.  Đeo máy trợ thính thường xuyên có làm suy giảm sức nghe hoặc bị hỏng tai không?
Máy trợ thính kỹ thuật số được bác sĩ thính học hoặc chuyên viên trợ thính (kỹ thuật viên) hiệu chỉnh phù hợp với thính lực đồ của từng người sau khi đo thính lực và có được thính lực đồ. Cho nên không có việc đeo máy trợ thính bị điếc tai, trừ trường hợp người hiệu chỉnh máy trợ thính thiếu khả năng chuyên môn, hoặc trường hợp đeo máy analog không đúng chỉ định.

Xem thêm Video Máy trợ thính Rionet Omron

7.  Có cần phải đeo máy trợ thính khi chỉ nghe kém một chút (điếc nhẹ)?
Người nghe kém nhẹ ít khi biết mình bị nghe kém vì nghe kém nhẹ mất thính lực khỏang 20 đến 40 dB trong khi tiếng nói bình thường của chúng ta giao tiếp trong vòng 1m khỏang 40 -60 dB. Người nghe kém nhẹ cach 1 thước có thể nghe tiếng nói thường nhưng không nghe được tiếng nói thầm. Vì thế khi giao tiếp bình thường không cần máy nghe nhưng khi đi học, hội họp, và làm việc muốn nghe rõ phải có máy nghe.
 
8.  Có nên đeo hai máy trợ thính không?
Người bình thường nghe bằng 2 tai, khi nghe kém 2 tai cũng nên mang máy trợ thính 2 tai. Mang máy 2 tai giúp định hướng âm thanh tốt hơn, gain không cần khuếch đại lớn như mang 1 tai vì vậy chất lượng âm thanh nhận được tốt hơn. Nghe trong môi trường ồn tốt hơn.
 
9. Tại sao nhiều trường hợp đeo máy không cải thiện được thính lực?
Nếu lựa chọn máy nghe phù hợp thì thính lực luôn được cải thiện. Tuy nhiên mức độ cải thiện còn phụ thuộc vào mức độ khiếm thính. Nếu khiếm thính nặng và sâu thì máy nghe cải thiện sức nghe không tốt bằng điếc vừa và nhẹ. Trong các trường hợp điếc sâu thường ngòai mang máy trợ thính còn kết hợp thêm học hình miệng, ra dấu và xúc giác để học tập và giao tiếp tốt hơn. HoẶc nếu có điều kiện có thể cấy điện ốc tai.
 
10. Đeo máy trợ thính có nghe được điện thoại di động không?
Máy trợ thính kỹ thuật số có tích hợp cuộn T-coil giúp người đeo máy có thể nghe được điện thoại một cách dễ dàng.
 
11. Máy trợ thính có hỗ trợ (nghe) xem Tivi không?
Phonak có một loại phụ kiện không dây (wireless) được gọi là “iCom” dùng để sử dụng với tất cả máy trợ thính kỹ thuật số đời mới (DSP7 - CORE) để giúp người nghe kém (nghe) xem TV mà không làm phiền những người xung quanh do không cần tăng âm lượng của TV.
đọc thêm: Điều trị chăm sóc bệnh cao huyết áp ở người trẻ
Mời các bạn xem thêm:
An cung ngưu hoàng hoàn chữa tai biến mạch máu não
Máy đo huyết áp Omron 
Máy xông mũi họng Omron
Máy tiểu đường
Máy trợ thính
  

Tin khác

← BACK
 
↑ TOP
Hỗ trợ trực tuyến
Giỏ hàng của bạn
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận thông báo các chương trình khuyến mãi

Mã bảo vệ »
Trang chủ Liên hệ
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI CFV
ĐC: 19B Ngõ 157/31 Pháo Đài Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
ĐT/Fax: 024.85886151 - Hotline: 0944.36.2266
Email: cfv.hanoi@gmail.com - Website: www.thegioisuckhoe.net
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÃO THÍNH NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÃO THÍNH By Công ty CFV là đại lý phân phối Máy Máy trợ thính Rionet Nhật Bản chính hãng giá tốt nhất, liên hệ ngay 04.858886151/ 0944362266 5 sao trên 112287 khách hàng bình chọn